Kế toán công nợ là gì? Nhiệm vụ của kế toán công nợ trong công ty

Kế toán công nợ là một phần rất quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Vậy kế toán công nợ để làm gì? Tìm hiểu những nội dung của kế toán công nợ ngay sau đây.
1. Kế toán công nợ là gì?
Kế toán công nợ là một phần hành kế toán khá quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của một doanh nghiệp, liên quan đến các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả. Việc quản lý công nợ tốt không chỉ là yêu cầu mà còn là vấn đề cần thiết ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Tùy vào đặc điểm, loại hình sản xuất kinh doanh, quy mô, ngành nghề kinh doanh, trình độ quản lý trong doanh nghiệp và trình độ đội ngũ kế toán để tổ chức bộ máy kế toán cho phù hợp.
Tổ chức công tác kế toán công nợ góp phần rất lớn trong việc lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2. Tại sao lại phát sinh công nợ?
Có nhiều nguyên nhân để dẫn tới việc phát sinh công nợ trong công việc, có thể kể ra một vài nguyên nhân như:
- Do người mua không đủ tiền trả ngay khi mua hàng nên có thể chịu nợ để vẫn có thể lấy được hàng ngay, một thời gian sau mới trả tiền nhằm rút gọn quy trình để thuận tiện hơn trong việc mua bán.
- Có tiền nhưng không trả ngay mà muốn nợ để dùng tiền đó vào việc khác nhằm thu thêm lợi ích.
- Trường hợp người bán không yêu cầu phải trả tiền ngay mà chỉ cần trả sau khi hoàn tất trao đổi buôn bán, thương mại. Điều này có thể giúp người bán thúc đẩy kinh doanh và doanh số bán hàng của mình. Ngược lại, một số trường hợp người mua có ít vốn để hoạt động nhưng vẫn có thể lấy hàng và trả tiền sau khi đã nhận được sản phẩm lại rất có lợi cho người mua.
Công việc tính toán công nợ luôn cần được làm một cách tỉ mỉ, có tính toán cẩn thận. Do đó đòi hỏi áp lực rất cao. Để giảm bớt những áp lực trong công việc, bạn nên tìm một số các hoạt động giải trí hoặc trò chơi giải trí để giải tỏa stress, có thêm tinh thần và hứng khởi khi làm việc nhé! Chúng tôi xin gợi ý cho bạn một số game bài ăn tiền thật trên điện thoại 2020 cực kỳ hấp dẫn. Chơi giải trí nhưng lại có thể thu về lợi ích thực quả là rất hời phải không nào? Tải ngay những game bài đổi thưởng của SunWin và hãy mời bạn bè cùng tham gia nhé!
Đối tượng chủ yếu của công nợ là:
- Công nợ với khách hàng
- Công nợ với nhà cung cấp
- Nội bộ doanh nghiệp
- Các khoản phải thu khác
- Các khoản phải trả khác
- Nội bộ giữa chi nhánh-công ty, chi nhánh-chi nhánh
3. Nhiệm vụ của kế toán công nợ
Kế toán công nợ được lập ra để làm những việc như sau:
Lập danh sách các đối tượng cần theo dõi: khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, chi nhánh…
- Tạo mã các đối tượng
- Thông tin liên quan đến các đối tượng: địa chỉ, số điện thoại…
Đối với từng đối tượng cụ thể cần xác định các tiêu chí theo dõi, quản lý công nợ:
- Thời hạn của mỗi khoản nợ
- Các hợp đồng được ký kết, chú ý về điều khoản thanh toán trong hợp đồng của từng đối tượng
- Các đợt thanh toán. Có thể thanh toán 1 hợp đồng thành nhiều đợt nên cần theo dõi được tất cả các đợt thanh toán
Công việc cần làm khi theo dõi công nợ:
- Khi phát sinh hợp đồng mua bán cần ghi nhận các thông tin trong hợp đồng để theo dõi: mã đối tượng, tổng số tiền, các đợt thanh toán, thời hạn và số tiền của từng đợt (nếu có), lãi suất quá hạn (nếu có). Từ đó giúp lưu giữ và bảo quản hợp đồng để tiện cho việc tra cứu, kiểm tra khi cần thiết.
- Theo dõi số tiền được thanh toán của khách hàng, số tiền trả cho nhà cung cấp, số hoàn ứng… căn cứ vào các chứng từ: phiếu hoàn ứng, phiếu thu, giấy báo có… để theo dõi việc thanh toán công, làm căn cứ đối chiếu sau này.
- Ghi sổ theo dõi công nợ (hoặc sổ nhật ký chung), định khoản các nghiệp vụ phát sinh làm cơ sở để lập các báo cáo, đối chiếu công nợ với các bên.
- Theo dõi, phân chia công nợ thành các kỳ hạn, bậc nợ, tính lãi trả chậm với các trường hợp quá hạn trả, thống kê các khoản nợ xấu, khó đòi.
- Lập biên bản đối chiếu công nợ khi có yêu cầu hoặc vào cuối mỗi kỳ kế toán. Thường lập tối thiểu là 2 bản và có xác nhận của các bên, mỗi bên lưu ít nhất 01 bản làm căn cứ kiểm tra và thanh toán nợ.
- Lập các báo cáo tổng hợp cho tất cả các đối tượng để có thể kiểm soát và đánh giá tình hình công nợ, giá trị công nợ. Điều này phục vụ cho mục đích quản trị nội bộ, đánh giá tình hình công nợ trên một nhóm đối tượng, nhóm nợ cũng như kế hoạch tài chính của công ty.
- Lập các báo cáo chi tiết cho từng đối tượng cụ thể để làm cơ sở đối chiếu công nợ và đánh giá tình hình công nợ với từng đối tượng cụ thể.
Bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về kế toán công nợ, mục đích của kế toán công nợ trong kế hoạch của công ty. Nếu bạn đang có nhu cầu kinh doanh thì đừng quên lưu ý tới vấn đề này nhé!